Cách giặt giày vải hay các quy trình làm sạch giày thường là nỗi ám ảnh của người mang. Vì nếu làm không đúng cách, nguy cơ giày bị bay màu, hay biến dạng một cách xấu xí không thể nào mang tiếp được là rất cao. Do đó mà Giaydepcrocs sẽ hướng dẫn bạn các quy trình làm sạch giày vải, giúp bạn làm mới đôi giày của mình để đón Tết. Đồng thời còn tiết lộ thêm cho các bạn bí quyết làm khô giày nhanh chóng.
Bước Giặt Và Làm Sạch Giày Vải
Lau sơ bùn đất, vết bẩn bên ngoài giày
Nếu đôi giày vải của bạn bị dính bùn đất sau những ngày mưa bão thất thường. Thì khoan hãy vội đem đi ngâm rồi chà sạch. Điều đó không thể nào loại bỏ hoàn toàn các vết cáu bẩn dính chặt trên giày. Mà bạn hãy để cho giày thật khô ráo, rồi đập hai đôi giày vào nhau để các bụi bẩn, mảng bùn khô rơi ra ngoài. Tiếp đó các bạn dùng khăn khô để loại bỏ các mảng bám cứng đầu còn sót lại, sau đó tháo dây giày ra chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Ngâm và rửa sơ giày
Bạn nên ngâm giày vải vào trong nước ấm có pha một ít chất tẩy rửa, bột giặt. Rồi sau đó giặt giày giống như giặt quần áo. Ô không, không hề giống nhau, bạn đang lầm to rồi. Giày vải nếu bạn cũng vò như giặt quần áo thì việc bị biến dạng sau khi giặt là điều không thể tránh khỏi. Sau khi ngâm hỗn hợp tẩy rửa một thời gian, giày vải lúc này đã nhả các chất bẩn ra, nhưng vẫn chưa thể nào sạch hoàn toàn. Lúc này bạn nên dùng tay chà rửa sơ các mảng bám dễ chịu nhằm loại bỏ bớt vết bẩn. Rồi chuyển sang bước tiếp theo sau đây.

Chà giày
Bàn chải đánh răng là công cụ khá thần thánh trong công cuộc làm sạch giày. Quả thật bàn chải cũ lông mềm, có khả năng len lỏi vào các ngõ ngách với sức công phá thần kỳ. Sau khi làm sạch sơ ở bước trên, bạn dùng bàn chải đánh răng chà phần mũi giày cho sạch các vết ố vàng, hay các vết bẩn. Rồi chà sang phần đế, nhớ thêm một ít chất tẩy rửa để gia tăng sức mạnh nhé. Bạn lặp lại các bước trên ở khắp mặt giày, đưa bàn chải vào bên trong giày để chà nữa nhé. Sau khi vã mồ hôi vật lộn với đôi giày vải, bạn có thể nhờ giúp sức từ miếng rửa bát chà nhẹ những chỗ chưa sạch ( lưu ý không dùng phần bùi nhùi vì có thể sẽ làm xơ vải). Khi ưng ý rồi bạn xả lại với nước sạch để loại bỏ phần nước dơ, và rửa lại đôi giày bằng nước sạch để loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại nhé.

Đối với phần dây giày bạn có thể dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ, hoặc vò tay trong nước lạnh.
Cẩn thận: Khi sử dụng các chất tẩy rửa hay bột giặt để giặt giày vải, bạn nên thử nghiệm ở một góc nhỏ trên giày. Nhằm phát hiện xem giày có bị phai màu hay không trước khi giặt toàn bộ giày nhé.
Khử mùi hôi giày
Sau khi đôi giày đã được chà rửa giặt sạch sẽ, bạn có thể khử mùi hôi giày bằng cách ngâm và xả rửa với nước pha với bột baking soda. Bước này bạn có thể bỏ qua vì không quá thật sự cần thiết, bạn có thể khử mùi hôi giày khi giày ở tình trạng khô ráo.
Phơi giày
Bóng râm là nơi lý tưởng nhất để phơi khô giày vải, bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên hong giày ở gần lò sưởi, vì khí nóng làm giày vải dễ bị bạc màu, nứt và cứng. Khi phơi giày bạn nên vo tròn cục giấy màu trắng ( các loại giấy báo sẽ dễ bị dính mực in), hoặc miếng bùi nhùi hay vải vụn vào trong đôi giày. Việc này giúp định hình form giày không bị biến dạng méo mó sau khi giặt và phơi.

Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình khô giày, thay vì phải đợi hàng tiếng đồng hồ để phơi giày trong bóng râm. Hoặc nếu là vào buổi tối không thể có ánh nắng thì thực hiện các cách sau đây sẽ giúp bạn có đôi giày vải khô ráo.
cách làm khô giày nhanh chóng
Sử dụng máy sấy
Máy sấy sẽ giúp bạn có đôi giày khô nhanh chóng, nhưng lưu ý chỉ nên áp dụng đối với các loại giày chất liệu là cotton hoặc sợi tổng hợp, không phải là loại đế cứng hay gel. Và tuyệt đối không nên áp dụng lên giày da, vì hơi nóng sẽ làm hỏng giày. Sử dụng máy sấy ở nấc vừa phải, sau đó cầm máy sấy ở khoảng cách từ 20-30cm hướng trực tiếp vào giày vải. Cố gắng sấy đều hết toàn bộ giày trong suốt quá trình làm khô, không nên để quá lâu vào một chỗ vì hơi nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tại một vùng dẫn đến hỏng giày. Bạn cứ lặp lại đến khi cảm thấy giày đã khô ráo, thường khoảng trên 30 phút.

Sử dụng quạt máy
Vào buổi tối khi giặt giày thường sẽ lâu khô vì thiếu bóng râm để phơi giày, tuy nhiên bạn lại có thể tận dụng gió từ quạt để làm khô giày. Sử dụng móc quần áo cũ, các bạn cột dây giày vào hai đầu của móc sao cho cân bằng nhau. Hướng mặt trong của đôi giày vào phần cánh quạt, hơi gió từ quạt sẽ đưa các hơi nước li ti bên trong giày mà phân tán trong không khí, giúp giày khô nhanh chóng.

Giấy báo và gạo
Giấy báo là loại vật liệu thấm hút rất tốt, ngoài công dụng hút ẩm khử mùi cho giày thì còn có tác dụng làm khô giày nhanh. Bạn sử dụng các tờ giấy báo, bỏ qua các trang mực in đậm và hình ảnh nhiều, mực in có thể sẽ dính vào giầy. Vo tròn nhét thật chặt vào bên trong giày căng thì thôi, bên ngoài các bạn buộc một lớp giấy báo mỏng để hút ẩm ở mặt ngoài giày rồi đặt nơi khô ráo. Lặp lại các bước trên sau mỗi 20 phút, đôi giày sẽ trở nên khô ráo một cách tự nhiên.

Nếu bạn không muốn phí sức vì cứ phải lặp lại các quá trình trên, bạn có thể sử dụng một hộp giày cũ. Sau đó dùng gạo đổ đầy vào bên trong giày, cũng như bên trong hộp rồi để nơi khô ráo trong vài tiếng đồng hồ. Gạo có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt, sẽ giúp phần bên trong giày khô ráo và cả lớp ngoài của giày.

Bạn có biết đến giày Skechers chưa ?
Skechers là hãng giày đang làm mưa làm gió ở thị phần Châu Âu và ở Mỹ, và hiện đang du nhập vào nước ta. Skechers là hãng giày chuyên về thể thao, có các ưu điểm đặc biệt giúp sánh ngang hoặc hơn với các ông trùm cùng nghành. Điều đặc biệt ở giày Skechers là mang rất êm, và cực kỳ nhẹ. Và còn vô số các ưu điểm khác giúp cho thị phần Skechers ngày càng mở rộng, bạn có thể xem thêm các ưu điểm của giày Skechers.
Trích nguồn: https://www.lamsao.com/5-cach-lam-kho-giay-nhanh-va-lam-sach-giay-mua-mua-p214a107741.html